2023 Crypto Market Outlook

1. Review 2022
Ngày 31/12/2021, BTC đã đóng nến tại giá $46.200. Mức giá này xét vào thời điểm 2020 thì nó đã gần x3. Tâm lý FOMO cực đại vẫn còn hiện diện ở rất nhiều người, bất chấp China FUD cấm vận thì SEC đã chấp nhận Future BTC ETF đầu tiên – 1 bước nhảy vọt để Crypto có thể Mass Adoption hơn. Mọi dự đoán thời điểm đó đều tin rằng Crypto chỉ đang ở giai đoạn điều chỉnh và sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2022.
Và rồi sau đó, hàng loạt những sự mất mát từ tiền bạc thậm chí là cả tính mạng diễn ra vỏn vẹn trong vòng 1 năm với 2 sự kiện sụp đổ làm phá vỡ mọi niềm tin về khái niệm “An toàn” từ GST và CEX ở crypto.
Bây giờ chúng ta hãy cùng điểm qua chi tiết về các mốc thời gian của năm 2022 để thấy chúng ta đã đi xa đến đâu và nguyên nhân nào dẫn đến mùa downtrend khủng khiếp tới như vậy!
Q1.2022: Vĩ mô, chiến tranh, Hack
– 14/1: FTX thành lập VC $2B
– 20/1: Horowitz (a16z) seek $4.5B đầu tư
– 31/1: FTX được định giá $32B dưới dạng blue-chip
– 03/2: Jump Trading Backstop bị hack $320M
– 08/2: Chính phủ Mỹ tịch thu $3.6B BTC từ vụ hack Bitfinex năm 2016
– 10/2: Binance công bố đầu tư $200M vào Forbes
– 17/2: Sequoia Capotal tìm kiếm $600M đầu tư
– 22/2: Luna Foundation tăng $1B dự trữ BTC cho UST
– 07/3: FTX thông báo mở rộng snag Châu Âu
– 09/3: Ukraine được donate $100M qua ví crypto
– 16/3: FED tăng lãi suất lần đầu tiên sau 3 năm
– 29/3: Dự trữ BTC của Luna đạt 27.785 BTC
– 29/3: Mạng Ronin của Axie gặp sự cố exploit $625M
Q2.2022: Luna
– 04/4: BitMEX sa thải 25% số nhân viên
– 12/4: Dự trữ BTC của Luna đạt 39.898 BTC
– 28/4: Cộng hòa Trung Phi chấp nhận BTC
– 28/4: Goldman Sachs ra mắt khoản vay bằng BTC
– 04/5: FED tiếp tục nâng lãi suất thêm 0.5%
– 05/5: LFG tăng số lượng BTC nắm giữ lên con số 80.000
– 10/5: Giá của UST trượt cuống dưới $0.7
– 11/5: Giá token LUNA của Terra giảm xuống gần $1
– 16/5: LFG bán toàn bộ 80.000 BTC nằm cứu vãn tình hình
– 13/6: Celsius tạm ngưng rút tiền
– 15/6 3AC mất khả năng thanh toán với người cho vay
– 15/6: FED tăng lãi suất 0,75% (mạnh nhất kể từ năm 1994)
– 21/6: FTX thông báo mua cổ phần của BlockFi
Q3.2022: The Merge
– 01/7: FTX đạt thỏa thuận mua lại BlockFi với giá $240M
– 14/7: Celsius đệ đơn phá sản
– 20/7: Tesla đã bán BTC với tổng giá trị $936M
– 21/7: 236.237 BTC được bán ra trong vòng 2 tháng
– 27/7: FED tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,75%
– 02/8: Vitalik công bó ngày ETH 2.0 ra mắt
– 08/8: Tornado Cash bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen
– 17/8: Genesis cắt giảm 20% nhân sự
– 15/9: The Merge chính thức thành công, ETH chịu áp lực bán tháo đã giảm 15%
– 20/9: Wintermute, một trong những MM máu mặt trên thị trường đã bị hack mấy $160M
– 21/9: FED tăng lãi thêm 0,75%
– 27/9: FTX thông báo mua lại Voyager
Q4.2022: Cái chết của FTX
– 11/10: Google hợp tác với Coinbase
– 11/10: FTX US bị chính quyền bang Texas điều tra về cáo buộc chứng khoán
– 02/11: Coindesk tung ra bảng doanh thu đáng lo ngại của Alameda và FTX
– 06/11: CZ thông báo bán FTT
– 07/11: Sàn FTX chịu áp lực rút tiền khổng lồ
– 08/11: FTX tạm ngưng rút tiền
– 08/11: Binance lên tiếng xem xét việc mua lại FTX
– 09/11: Binance rút lui khỏi thương vụ FTX
– 10/11: DCG rót $140M cho Genesis
– 12/11 FTX nắm giữ dưới $1B tài sản thanh khoản tốt so với $9B nợ ước tính phải trả
– 15/11: FTX nộp đơn phá sản
– 17/11: Genesis tìm kiếm khoản vay $1B
– 21/11: BTC ghi nhận mức thấp nhất của năm tại $15.400
– 28/11: BlockFi nộp đơn phá sản
– 04/12: Khoản vay đến từ các chủ nợ của Genesis phình to lên đến $1.8B
– 06/12: Goldman Sachs tiến hành săn lùng các công ty crypto tiềm năng
– 13/12: Sam Bankman-Fried bị bắt tại Bahamas
2. Narratives 2023
1. Lạm phát – Lãi suất – KTVM
Kể từ thời điểm khủng hoảng 2008 đến nay, lạm phát từng có giai đoạn bị âm 2% và lãi suất được duy trì ở quanh mức dưới 1% trong suốt hơn 1 thấp kỷ để kinh tế khôi phục trở lại. Lạm phát trong suốt giai đoạn đó chỉ quanh 2% đến 4% – con số chấp nhận được đối với Mỹ

Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn khi COVID xuất hiện – được xem là đại dịch tồi tệ nhất. Một trong những lý do gây ra tỷ lệ lạm phát 9,1% của Mỹ là việc in 3 nghìn tỷ USD vào năm 2020, một điều chưa từng có tiền lệ. Điều này đồng nghĩa với việc 18% tổng cung của USD được được tạo ra chỉ trong năm 2020.
Bên cạnh đó, sự kiện chiến tranh giữa Nga – Ukraine đang kéo theo hàng loạt các cú sốc kinh tế mới. Trong bản đánh giá vào tháng 10 năm 2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định lạm phát chắc chắn sẽ là vấn đề. Trong bản đánh giá, IMF lưu ý những rủi ro địa chính trị và từ đại dịch. Ba tháng sau khi thế giới bước sang năm 2022, những cảnh báo trên đã trở thành hiện thực và nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái cao.
Căng thẳng giữa Nga – Ukraine đang gây ra cú sốc lạm phát đình trệ nghiêm trọng, đẩy giá cả tăng cao khi nguồn cung năng lượng bị đe dọa và siết chặt thu nhập của các hộ gia đình, doanh nghiệp khi các mặt hàng thiết yếu dần trở nên đắt đỏ hơn. Trong khi đó, dịch COVID bùng phát ở Trung Quốc và buộc chính quyền nước này phải tung ra chính sách Zero – COVID gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng giá và giảm sản lượng.
Đặc biệt đối với Châu Âu, nguồn cung cấp năng lượng quan trọng đã bị khủng hoảng nặng khi Ukraine cung cấp cho thế giới 70% sản lượng khí Neon, một loại khí được sử dụng trong việc sản xuất chất bán dẫn, trong khi Nga là nước dẫn đầu về xuất khẩu palladium, nguyên liệu để sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác khí thải trên xe hơi, một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Châu Âu.
Mỹ đã ghi nhận tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ qua thậm chí còn đạt mốc 9,1% vào tháng 6 năm 2022. Ngay lập tức, FED đã ra tay đánh 0,75% liên tiếp 4 lần và chỉ mới điều chỉnh về mức 0,5% gần đây. Sự mạnh tay đó đã thể hiện tín hiệu khả quan khi lạm phát đã giảm từ 9,1% về 7,1%.
Sự tăng quá mạnh tay đã xiết chặt nguồn cung và đưa rất nhiều các dự án từ chứng khoán đến crypto vào diệt vong. Tất cả các sự kiện trên đều xuất phát từ việc chúng ta đã mải mê sống trong quãng thời gian dài quá mức với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt mà quên đi các sự kiện Thiên Nga Đen đã làm đảo lộn hoàn toàn số lượng cung – cầu.
2. VC -Stablecoin – Đòn bẩy
Mọi chuyện bắt đầu từ việc Terra bắt đầu công khai chiến lược dự trữ BTC để giúp neo giá UST. Đặc việt, chính sách 20% được staking ở tại Anchor Protocol đã thu hút không chỉ các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà cả tổ chức lớn hay các quỹ cũng tham gia vào.
Sự cam kết đẩy lên đỉnh điểm khi khoản dự trữ BTC lên tới $2,5B với 80.000 BTC được công bố vào tháng 5 – thời điểm báo hiệu suy thoái đang đến gần khi lạm phát chạm ngưỡng 8.6% và FED đã có lần tăng lãi suất mạnh tay đầu tiên vào tháng 5 cùng thời điểm.
Bên cạnh đó, UST ở thời điểm đó được đánh giá là chưa có nhiều ứng dụng cho chính HST của Terra hoặc với mục đích lưu trữ mà chủ yếu chỉ để staking lấy lãi 20% trên Anchor. Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra cú crash kinh điển nhất trong lịch sử crypto khi token LUNA từ giá $90 đã về $0,0000001 trong vỏn vẹn 1 tuần với nhiều chiến lược sai lầm kể từ thời diểm UST bị Depeg.

Hệ quả tất yếu là 80.000 BTC dự trữ của Terra đã bị bán tháo, đặc biệt số tiền mua BTC được hậu thuẫn phần nhiều đến từ các quỹ lớn như 3AC và chính 3AC lại là tác nhân chính khiến nhiều tổ chức rơi vào khủng hoảng thậm chí là phá sản như Genesis, BlockFi, Celsius hay Voyager.
3. CEX – FTX – Sự sụp đổ về niềm tin
Vào thời kỳ đầu tiên của thị trường Crypto, SilkRoad – Website chuyên bán ma túy được giao dịch ngầm trên DarkWeb đã dùng chính Bitcoin làm phương tiện thanh toán và việc này đã đẩy giá BTC vào thời điểm đó lên $1000 và MT.GOX của Nhật Bản chính là sàn giao dịch mạnh mẽ cũng như có lượng lưu trữ BTC nhiều nhất. Tuy nhiên, BTC thời điểm đó được gắn với tội phạm nên sàn MT.GOX đã bị đàn áp rất mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng đến mức sàn này đã tuyên bố phá sản.
Vào thời điểm hiện tại, Crypto đã được công nhận và ứng dụng mạnh mẽ nhiều hơn ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống thì việc lưu trữ tài sản ở đây còn bảo gồm nhiều tổ chức lớn nhỏ hay các cá nhân để lưu trữ tài sản với nhiều lý do từ đầu tư cho đến chống lạm phát thông qua việc nắm giữ stablecoin.
Khi này, user sẽ trở nên khắt khe, tiêu chuẩn của họ cũng trở nên cao hơn và cần đảm bảo nhiều về mặt pháp lý lẫn tính chất hoạt động của sàn giao dịch. FTX chính xác là một đại diện của các “Sàn Giao DỊch Tiêu Chuẩn Cao”. Đầy đủ giấy phép, hệ sinh thái dày đặc, nguồn vốn khổng lồ tưởng như không đáy và 1 quỹ đầu tư Alameda uy tín, bảo chứng với nhiều thương vụ đầu tư thành công. Thậm chí, Sam còn là một KOL có tiếng khi shill rất mạnh mẽ hệ sinh thái Solana cùng với sự tăng trưởng như một phép màu từ $1 lên thẳng tới $200 vào 2021. Tất cả đã đưa tên tuổi của Sam và FTX lên thiên đàng nếu nói về sự uy tín.
Sau tất cả, Sam lại dùng chính niềm tin này để chiếm dụng và sử dụng các hoạt động đầu tư thất bại. Mọi chuyện vỡ lở khi đầu tháng 11, Coindesk tung ra bài viết chỉ ra vấn đề trong bảng cân đối kế toán của Alameda khi FTT là token chiếm đa số. Red flag for Sam and FTX.
Ngay lập tức điều này đặt ra nghi vấn về tính thanh khoản của FTX. FTX bị bankrun, sàn buộc phải chặn rút tiền và chính thức nộp đơn phá sản vào cuối tháng 11. Hậu quả để lại là rất nhiều các quỹ lớn lẫn nhà đầu tư mất tiền. 3 sự kiện Thiên Nga Đen dòn vào trong 1 năm: Lạm phát, Terra Luna và FTX đã đẩy nhiều nhà đầu tư lẫn các tổ chức tín dụng đến bước đường cùng.
4. Tổ chức truyền thống nhập cuộc
Năm 2014, chủ tịch của JPMorgan Chase chỉ trích tài sản ảo là “vô dụng và bất hợp pháp”. Đến tháng 11 năm 2022, JPMorgan Chase thực hiện giao dịch Defi trên chuỗi công khai.
Goldman Sachs, Morgan Stanley, JPMorgan Chase và các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới khác đã tham gia thị trường tài sản ảo, nhưng họ vẫn bị động trong việc quản lý và giao dịch tài sản ảo toàn diện.
Các ngân hàng lớn như JPMorgan, Goldman Sachs, BNY Melon và những ngân hàng khác dự kiến sẽ mua lại các sàn giao dịch tiền điện tử và tài sản từ các công ty đang gặp khó khăn, tham gia vào hoạt động kinh doanh lưu ký và tạo thị trường cũng như kết hợp ví web 3.
Nếu sự không chắc chắn được loại bỏ và nguy cơ vi phạm pháp luật cũng như các quy định trong ngành tài sản ảo được giải quyeesrt, nó sẽ mang lại cơ hội cho các tổ chức tài chính truyền thống vào cuộc,
Nói về những người đứng đầu các sàn top hiện nay, đa số đều đến hoặc có liên quan tới Trung Quốc. Ở mặt trận khác, Coinbase và Kraken là 2 sàn thuộc quyền sở hữu của người Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc chơi crypto đang có diễn biến hấp dẫn khi Elon Musk chính thức mua lại Twitter – diễn đàn thiên đường của Crypto, nhiều MXH lớn cũng đang tiếp cận vào thị trường như Telegram, Reddit,…
Câu chuyện rút ra lả gì? Đừng nghe những gì các tổ chức lớn phát biểu mà hãy nhìn điều họ đã và đang làm. Ngoài ra, 2023 rất có thể sẽ là cuộc đấu đầy cam go giữa những sàn Mỹ và sàn Trung khi 2022 sàn Trung đã hoàn toàn chiếm thế thượng phong và ngọn cờ đầu của sàn Mỹ là FTX đã ngã ngựa.
5. Luật pháp – Vai trò của Crypto
Sự sụp đổ của Terra, phá sản của nhiều tổ chức cho vay đặc biệt là FTX đã khiến rất nhiều nhà đầu tư mất tiền trong năm 2022. Kể cả những người lạc quan với Crypto nhất cũng phải lưỡng lự về tính tự do không có pháp luật bảo vệ này. Việc tuân thủ các quy định pháp luật đang ngày càng quan trọng với crypto khi các chính phủ trên thế giới đang muốn giám sát mạnh mẽ và đề cao sự minh bạch.
Mỹ là quốc gia đầu tiên có nhiều kêu gọi đến từ các nhà lập pháp với crypto nhất khi chứng kiến cú sụp đổ của FTX. Chủ tịch CFTC, Rostin Behnam, đã kêu gọi các nhà lập pháp tạo ra 1 khung pháp lý. Trong sự kiện G20 tại Bali, tại mục 35, tổng thống Biden đã kêu gọi thiết lập 1 bộ khung giám sát chặt chẽ với các tài sản Crypto nhất là với stablecoin.
Ở Châu Âu, các quy định về dự luật MiCA sẽ đưuọc giới thiệu vào năm 2023. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2022, Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ quy định với tỷ lệ áp đảo, mở đường cho một cuộc bỏ phiếu trên toàn Nghị viện trước cuối năm nay.
Nếu được thông qua, luật sẽ cho phép các nhà cung cấp ví kỹ thuật số và các dịch vụ tiền điện tử khác bán sản phẩm của họ trên khắp EU, miễn là chúng được đăng ký với chính quyền quốc gia và đáp ứng được các đảm bảo tối thiểu dể bảo vệ nhà đầu tư và ổn định tài chính. Dự luật MiCA cũng yêu cầu các tổ chức phát hành tiền điện tử xuất bản white paper trình bày thông tin cụ thể về dự án của họ.
Có một số lo ngại về giới hạn có thể sinh ra đối với stablecoin và liệu các quy tắc có áp dụng cho các NFT hay không khi bản thân chúng cũng là một token. Ngoài ra, EU đang xem xét việc phát triển chiến lược tài chính kỹ thuật số, Đạo luật phục hồi hoạt động kỹ thuật số (DORA) và chế độ thí điểm DLT để sử dụng bán buôn nhằm tăng cường tuân thủ quy định, đảm bảo tính an toàn, bảo mật của ngành công nghiệp tiền điện tử.
Những người sáng lập ra các công ty Web3 có thể phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý và có thể phải xin thêm giấy phép hoạt động vào năm 2023.
Năm 2022 ghi nhận vai trò quan trọng của Bitcoin trong cuộc khủng hoảng đó là khả năng không bị kiểm duyệt và có thể donate xuyên quốc gia một cách nhanh chóng.
2 sự kiện nổi bật là cuộc biểu tình ở Canada và Chiến tranh Nga – Ukraine:
– Vào tháng 02.2022, cuộc biểu tình nổ ra mạnh mẽ để phản đối chính sách của Chính phủ Canada. Số tiền được tài trợ cho biểu tình đến từ các loại tiền mã hóa crypto. Điều này buộc CP Canada lần đầu tiên, viện dẫn Đạo luật về các trường hợp khẩn cấp để ngăn chặn các khía cạnh nguy hiểm hơn của các cuộc biểu tình đến từ những tài xế xe tải COVID-19, đồng thời đóng băng tài khoản của họ và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện tử phải đăng ký với FINTRAC. Canada là quốc gia dân chủ và thậm chí còn sử dụng Crypto rất nhiều và có cả riêng ETF Bitcoin.
– Vào tháng 03.2022, lần đầu tiên Crypto được sử dụng như công cụ để ủng hộ cho hòa bình khi Chính Phủ Ukraine công khai địa chỉ ví Crypto để kêu gọi sự đóng góp của người dân toàn cầu. Số tiền kêu gọi lên đến hàng trăm triệu đô. Ngay sau đó, phía Nga cũng đã quay xe ủng hộ Bitcoin, đã có thời điểm cặp BTC/RUB tăng trưởng mạnh mẽ hơn cả cặp USD.
6. NFT Space and SocialFi
Khái niệm SocialFi (Social DeFi) không còn mới lạ nhưng ứng dụng của nó đang thực sự rõ nét hơn ở 2022. Bản chất của crypto là ẩn danh nhưng không vì vậy không thể gắn kết thành 1 tập thể xã hội. Ở web2, bạn cần sẽ thấy tận mặt để định danh còn ở Crypto bạn sẽ được biết qua biệt hiệu. Bước đầu tiên là xác định ví điện tử thông qua các địa chỉ 0x…Tuy nhiên, sự thiếu kết nối xã hội từ loại địa chỉ 0x này đã dẫn đến 1 nhánh DeFi mới để mọi người được gắn kết và định danh bản thân hơn trên không gian Crypto.
SocialFi đề cập đến 1 loạt các ứng dụng và nền tảng được thiết kế để giúp mọi người kết nối, tương tác dễ dàng hơn bằng cách sử dụng crypto.
Một số đặc điểm nổi bật cho chức năng của SocialFi bao gồm:
– Địa chỉ 0x đưuọc cá nhân hóa: Các ứng dụng như DeBank và ENS(.eth), SpaceID (.bnb) cho phép người dùng cá nhân hóa địa chỉ 0x của họ thành một thứ gì đó dễ đọc hơn, chẳng hạn như tên người dùng. Điều này giúp mọi người dễ dàng xác định và ghi nhớ ví của nhau hơn.
– Nhắn tin cho chủ sở hữu ví – Theo dõi ví: Các ứng dụng như DeBank cho phép người dùng nhắn tin cho chủ sở hữu ví hoặc theo dõi các ví cụ thể và nhận thông báo về hoạt động của họ. Đây là một tính năng tuyệt vời có thể mở ra một thế giới giao dịch xã hội hoàn toàn mới.
– Thông báo Dapp: Ngoài ra, một số giải pháp B2B đã xuất hiện, chẳng hạn như Notifi Network, cho phép các dự án tiền điện tử kích hoạt thông báo cho người dùng DApp của họ.
– Nguồn cấp dữ liệu xã hội và cộng đồng: Các nền tảng như DeBank cung cấp nguồn cấp dữ liệu cộng đồng liên quan đến một ví hoặc dự án cụ thể. Các nền tảng này cho phép người dùng cập nhật những phát triển mới nhất trong không gian DeFi và kết nối với những người có cùng chí hướng.
– Công cụ tổng hợp DAO: Các ứng dụng như Zapper giúp người dùng dễ dàng khám phá và tham gia vào các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), các tổ chức dựa trên chuỗi khối, phi tập trung cho phép người dùng kết hợp với nhau và đưa ra quyết định về việc phân bổ quỹ hoặc ra quyết định tập thể về tài nguyên.
– Telegram gần đây đã ra mắt Fragment – một thị trường mua bán tên người dùng Telegram và số điện thoại ảo bằng cách bid token TON.
– Twitter là một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn đầu tiên tích hợp các khả năng của Web3 tập trung vào NFT. Vào đầu năm 2022, họ đã thêm một bộ NFT vào ảnh hồ sở của tất cả những người đăng ký sử dụng dịch vụ trả phí Twitter Blue. Trong một bản cập nhật gần đây vào tháng 10 năm 2022, các nhà phát triển đã thêm khả năng cho người dùng giao dịch NFT trực tiếp từ các tweet.
– Instagram đã cho phép người dùng đúc và bán NFT trực tiếp thông qua ứng dụng, nền tảng cũng hứa hẹn nhiều tính năng sẽ được bổ sung trong năm 2023.
– Đối với mảng Trading SocialFi thì có STFX. Dự án sẽ cho phép user thể hiện sự nhạy bén trong giao dịch, gây quỹ cho một quỹ và tận dụng sức mạnh của vốn cộng đồng. STFX cũng sẽ biến GMX trở thành một thế lực hoán đổi vĩnh viễn thậm chí còn lớn hơn và thu hút nhiều nhà giao dịch CEX hơn đến với DeFi. Lens và Farcaster đang là 2 cái tên tiếp theo cho cuộc đua SocialFi có thể bùng nổ trong thời gian tới.
– Bên cạnh đó, Polygon NFT đang góp phần rất nhiều vào sự ủng hộ của các tên tuổi lớn ở truyền thống như Starbucks, Disney, Adidas, Nike vào thị trường Crypto.
7. NFTFi – Tính thanh khoản và Trend
Tính thanh khoản của NFT là một vấn đề lâu năm trong thế giới Web3. Những tài sản này nổi tiếng là kém thanh khoản, khiến chủ sở hữu khó chuyển đổi chúng thành tiền mặt khi càn thiết.
Tuy nhiên, một số giao thức, chẳng hạn như Sudoswap, cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách tạo các nhóm nơi có thể mua và bán NFT ngay lập tức. Điều này sẽ cho phép người dùng dễ dàng hoán đổi NFT của họ để lấy thứ gì đó có tính thanh khoản cao hơn nếu họ muốn.
OpenSea và Uniswap, lần lượt mua lại các dịch vụ tổng hợp NFT là gem.xyz và Genie, có kế hoạch tận dụng tính thanh khoản của Sudoswap để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch NFT. Những nỗ lực để “làm cho việc mua bán NFT trở nên dễ dàng hơn” có thể làm tăng tính thanh khoản của thị trường NFT, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và nhà sưu tầm. Nhìn chung, việc phát triển các giải pháp thanh khoản cho NFT là một cơ hội quan trọng trong Web3.
Các công cụ thanh khoản sẽ ổn định thị trường NFT vào năm 2023 và cuối cùng là tạo ra cơ sở hạ tầng Web3 tốt hơn cho người dùng và nhà đầu tư. Thị trường sẽ trở nên thanh khoản hơn và giá NFT sẽ dễ đoán hơn.
Câu chuyện Move – To – Earn thực chất là 1 nhánh nhỏ trong phân khúc WorkOut – To – Earn. Không chỉ chạy mà còn nhiều dạng bài tập thể dục khác vẫn có thể giúp bạn kiếm ra tiền. Dù giai đoạn này Move – To – Earn đang phát triển chậm lại những các chương trình sức khỏe khác vẫn sẽ có đất diễn, sử dụng NFT để thương mại hóa ví dụ như:
– Các chương trình nhảy ra tiền như Rapty.app và Dansa
– Các chương trình tập luyện-theo dõi-kiếm tiền như MetaGym
– Các chương trình kiếm tiền từ đạp xe như BikeN, BikeRush
Một sự phát triển thú vị của NFT là sự xuất hiện của các thương hiệu lớn. Những NFT này được tạo ra hoặc liên kết với các thương hiệu, công ty hoặc người nổi tiếng. NFT thương hiệu mang đến cho người hâm mộ và người sưu tầm cơ hội sở hữu bộ sưu tập đến từ các Idol của họ, các tổ chức cũng có thể sử dụng để quảng bá và thu hút người hâm mộ theo những cách mới và sáng tạo hơn.
Đối với thể thao, sự bùng nổ của Fan – Token, NFT bóng đá đã nở rộ thông qua việc sở hữu các NFT của Idol, đội bóng, clb yêu thích. Đặc biệt, nó còn là một hình thức “cá cược” gián tiếp khi mua các token của các đội tuyển quốc gia tham dự WC.
Ngoài ra, ý tưởng SoulBound NFT được đề xướng bởi Vitalik và dNFT của Chainlink có thể sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong thời gian tới.
8. Bảo hiểm – Minh bạch
Sự sụp đổ của FTX đã làm dấy lên mối bận tâm về tính minh bạch thậm chí còn lan sang các dự án DeFi. Các hành động pháp lý của chính phủ, sự mất lòng tin của khách hàng và dòng vốn chảy ra ngoài đã thúc đẩy các sàn CEX và các dự án crypto khác trở nên minh bạch hơn. Do đó nhiều dự án đang thực hiện các bước để tăng tính minh bạch:
– Bổ sung các đội doxxed từ đó sẽ nâng cao tính bảo mật hơn.
– Nhiều dự án tiết lộ tất cả địa chỉ lưu trữ/ví dự án.
– Một số DAO độc lập với các thành viên cộng đồng để quản lý các quyết định liên quan đến quản lý ngân quỹ.
– Một lộ trình công khai cho phép cộng đồng cùng tham gia.
– Nhiều dự án công khai các bản cập nhật sản phẩm và báo cáo về tiến độ của họ.
– Nhóm sáng lập cởi mở chia sẻ những sai lầm (nếu có) và bài học kinh nghiệm.
– Dự án công bố kết nối với các nhà đầu tư có liên quan và tất cả các bên liên quan đến dự án.
– CEO/Người sáng lập tích cực trong cộng đồng, duy trì blog/twitter, tiếp tục podcast, thực hiện AMAs.
– Bằng chứng dự trữ của các Sàn CEX (Coinmarketcap, DefiLlama).
– Tất cả dữ liệu liên quan đến dApps và giao thức DeFi đều công khai và có thể dễ dàng xác minh trên chuỗi (DefiLlama, Dune Analytics), do đó, không có lý do gì để che giấu/nói dối một số thông tin.
– Xu hướng minh bạch sẽ càng mạnh mẽ và ai càng minh bạch sẽ có niềm tin từ cộng đồng.
2022 cũng ghi nhận số lượng dự án và tài sản thất thoát từ exploit lẫn hack lên đến 3 tỷ đô la. Con số lớn nhất trong lịch sử Crypto. Nhiều nhà đầu tư đang chuyển sang bảo hiểm để giảm thiểu những rủi ro này và bảo vệ tài sản của họ, đặc biệt là sau sự kiện của LUNA và FTX vào năm 2022.
Trên các nền tảng như Insurance.io, Nexusmutual.io hoặc Neptunemutual.io, bạn có thể đảm bảo ví của mình chống lại mọi vụ hack theo giao thức cụ thể trong DeFi như stablecoin depeg hoặc dự án DeFi sắp phá sản với mức phí khoảng 0,2-0,9%/tháng, tùy thuộc vào loại sản phẩm. Thời hạn bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm này hiện dao động từ 10 đến 90 ngày.
Phân khúc bảo hiểm tiền điện tử vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và có nhiều lĩnh vực cần cải thiện: tính thanh khoản, hiệu quả sử dụng vốn, tính sẵn có của sản phẩm và chi phí, tất cả đều được kỳ vọng sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn vào năm 2023.
9. DEX – Layer1/Layer2 – Consensus
2022 là dấu ấn khẳng định vị thế của Ethereum với sự kiện The Merge. Sự chuyển mình kịp lúc ngay lúc pháp luật có thể đi sâu vào thị trường. Nếu tiếp tục duy trì PoW, rào cản ô nhiễm môi trường sẽ khiến Ethereum khó có thể đi xa cùng với mức lạm phát từ việc mint token không giới hạn. Hiện tại Ethereum đã có mức độ giảm phát đáng kể. đặc biệt giải pháp này chú trọng đến tốc độ và phí xử lý giao dịch. Hard fork tiếp theo của Ethereum 2.0 là ShangHai. Giai đoạn này sẽ cho phép mở khóa ETH từ Beacon Chain.
Sự sụp đổ của CEX sẽ là tiền đề để thu hút đổ sang DEX sử dụng nhiều hơn. Mã nguồn mở Solidity hiện tại vẫn chiếm thế thượng phong với tổng TVL sử dụng Solidity lên đến 49 tỷ$ cao gấp 16 lần với ngôn ngữ xếp thứ 02 là Vyper. Vì vậy, các HST hoặc Dapp sử dụng EVM ngày càng mạnh mẽ hơn ít nhất là trong năm 2023.
Mảnh đất màu mỡ này nhóm hưởng lợi nhất chính là các Layer2 với các giải pháp Scaling như Sidechain, Plasma, Rollups, Validium, State Channels.
Trong đó nổi bật là Rollups với 2 giải pháp:
– Optimistic Rollup với chức năng Fraud Proof. Đại diện nổi bật là Optimism và Arbitrum.
– Zero-Knowledge Rollup (ZK Rollup) với chức năng validity proof với đại diện nổi bật lả Zk-Snark và Zk-Stark.
Sự kiện The Merge trong 2022 đã tạo ra các bước tăng trưởng thần tốc đối với Optimistic Roll-up. Arbitrum đang được xem là Narratives mùa tiếp theo với các hint từ lộ bộ code token Arbi, đến Airdrop cho đến kế hoạch ra mắt token và đặc biệt Binance đang list GMX và MAGIC – 2 dự án phát triển mạnh mẽ nhất tại Arbitrum.
Zk-rollup đang trở nên phổ biến để kích hoạt L2 dành riêng cho ứng dụng để chơi game hoặc giao thức DeFi thông lượng cao. Trong trường hợp này, zk-rollup chủ yếu được sử dụng để thực thi và giải quyết, trong khi sự đồng thuận và tính khả dụng của dữ liệu sẽ do L1 xử lý. Tuy nhiên, việc bắt đầu một zk-rollup dành riêng cho ứng dụng vẫn rất phức tạp vừa do tính chất lẫn sự thiếu thốn tài liệu tham khảo dành cho các Dev muốn tham gia vào cuộc chơi.
Các HST khác nên chú ý đến (Khuyến nghị bỏ vào watchlist):
– Neon và Nitro trên Solana; Canto, Monad và Berachain trên Cosmos. BSC để ý Wombat và Thena.
– Osmosis có tác dụng mới được thêm gần đây, cụ thể là hợp đồng hoán đổi ổn định và Liquid Staking (Stride và Quicksilver).
– Sei có thời gian tạo khối ngắn nhất (0,6s) trong Cosmos và đã tìm ra cách song song hóa các giao dịch để ngăn chặn MEV.
– Celestia đã huy động được rất nhiều tiền từ VC, đây nên là nơi các nhà đầu tư nhỏ lẻ đặt sự quan tâm của mình vào.
Đối với các dự án DEX, một trong những rào cản lớn đối với việc áp dụng rộng rãi là thiếu chức năng dừng lỗ, tính thanh khoản và trượt giá/chạy trước. Để giải quyết những thách thức này, các nền tảng như Hashflow đang đổi mới các mô hình thanh khoản DEX để kết hợp các nhà tạo lập thị trường và cho phép họ tạo ra thanh khoản. Mục tiêu của những nỗ lực này là giảm thiểu trượt giá xuống gần bằng 0 hoặc ít nhất là ở mức tương đương với các sàn giao dịch tập trung (CEX).
Liên quan mảng phái sinh đã bùng nổ vào năm 2022 nhờ GMX. Dopex , Buffer và Premia đang hoạt động trên Arbitrum và Aevo được xây dựng trên Ribbon. Các dự án này có thể kỳ vọng vào 2023.
Các sản phẩm và treasury có cấu trúc sẽ phát triển theo cấp số nhân vào năm 2023 với sự kết hợp của perps và tùy chọn.
Các treasury trung lập của Delta như Rage Trade và Umami có khả năng tiếp tục sử dụng vốn bản native token và cuối cùng là vốn tổ chức do lợi suất điều chỉnh rủi ro vượt trội.
Vào năm 2023, các DEX như Velodrome (VELO), Equalizer (EQUAL), Thena (THE) và Camelot (GRAIL) sẽ hoạt động tốt hơn kiểu Uni v2 (SUSHI, QUICK, BOO) và UNI. Các mã thông báo có năng suất thực tế, lượng khí thải bền vững và cơ chế hối lộ tích hợp sẽ ít biến động hơn và tạo ra thu nhập trong một thị trường đi ngang.
DeFi hoạt động rất tốt do tính chất thế chấp quá mức của các khoản vay và hiệu quả sử dụng vốn sẽ là ưu tiên hàng của các tổ chức vốn lớn.
3. Tổng kết
– Vào tháng 2 năm 2023, FED sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất 1 lần nữa. Có khá nhiều yếu tố đang được quan tâm. Đầu tiên, Trung Quốc đã mở cửa trở lại nhưng sự ổn định là chưa có, việc tiếp tục bùng phát dịch bệnh lần nữa và sẽ tiếp tục phải phong tỏa một lần nữa là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang là nguồn cung ứng lớn nhất toàn cầu. Thứ hai, FED dự kiến sẽ tăng lãi suất 0,25% thêm 2 lần nữa (tháng 2 và tháng 3) và sau đó sẽ giữ nguyên để thị trường có thể ngấm, tuy nhiên số liệu việc làm năm 2022 vẫn khá cao vì vậy câu hỏi sẽ liên quan đến việc hạ cánh mềm và nới lỏng sẽ được diễn ra ngay trong 2023 hay sẽ chờ đến 2024. Ở năm nay, sẽ còn nhiều sự kiện được diễn ra có thể tác động đến thị trường như sàn MT.GOX phân phối Bitcoin cho users chịu thiệt hại (từ 10/01/2023 tuy nhiên đã được dời lại đến Q3 cùng năm), đấu giá BTC bị hack của sàn Bitfinex, Geneis và số phận của GBTC,… Tin vui có thể đến từ việc phê duyệt ETF Bitcoin Spot vào năm 2023.
– Nhìn chung, việc phát triển các công cụ giao dịch DEX tiên tiến là một xu hướng quan trọng trong thế giới Web3, vì nó sẽ giúp làm cho các sàn DEX trở nên thân thiện với người dùng hơn từ đó tăng tính cạnh tranh với các sàn CEX. Sau sự sụp đổ của FTX, đã có một lượng lớn tiền chảy ra từ các CEX để ủng hộ các DEX vì một trong những làn sóng đang diễn ra là làn sóng người dùng DeFi mới ngày càng tăng nên điều tối quan trọng đối với các DEX là tiếp tục cải thiện UI/UX và các công cụ giao dịch nâng cao khác của họ.
– Tiêu chuẩn của đầu tư đang nâng cao sau từng vụ sụp đổ được ghi nhận. Sự đòi hỏi về tính minh bạch và nhu cầu được bảo mật sẽ là chủ đề còn được nhắc đến nhiều trong năm 2023.
– Vai trò của các tay chơi lớn từ Web2 đến các sàn CEX đang tạo ra nhiều câu chuyện tạo sự hưng phấn cho thị trường trong thời gian tới. Từ NFT, SocialFi, gần nhất là Pi Network của Huobi đang khiến 2023 trở nên đáng mong chờ hơn. Tuy nhiên, pháp luật vừa sẽ là rào cản vừa là động lực để tổ chức truyền thống thâm nhập sâu hơn vào Crypto.
– Crypto đang ngày càng có nhiều vai trò hơn trong cuộc sống, dù cho hoàn cảnh để các chính phủ nhận ra tầm quan trọng của crypto lại là chiến tranh. 2023 dự kiến sẽ có nhiều sự công nhận hơn từ nhiều quốc gia và đặc biệt là sự kiểm duyệt và nhãn dán “chứng khoán” lên nhiều loại token sắp tới. Bên cạnh đó, các nhà phát hành stablecoin sẽ thu hút được một lượng lớn người nắm giữ trong bối cảnh lạm phát. Từ đó, nhiều chính phủ sẽ có những hành động quyết liệt hơn với các tổ chức Issue Stablecoin này.
– Câu chuyện Don’t Be Evil lại được nhắc lại 1 lần nữa. Trong quá trình phi tập trung, mọi thứ sẽ bị tập trung trước khi được tiến hóa. Khi bị tập trung thì sẽ dẫn đến hệ lụy bị kiểm soát kể cả có là CEX thì DeFi hiện nay vẫn bị dính câu chuyện nhóm nhỏ kiểm soát cuộc chơi như DAO. Sự kiện FTX đã tạo ra cho các sàn 1 khái niệm mới đó là Proof of Reserve (PoR) nhằm đảm bảo một lượng dự trữ cụ thể để đảm bảo thanh khoản cho nhà đầu tư. Mặc dù bản chất của Crypto là phi tập trung, do thị trường còn bé và user chưa quá nhiều vì vậy xu hướng chưa thích ứng với các sản phẩm DeFi còn nhiều, CEX vẫn là nơi lưu trữ tài sản phổ biến nhất. Dù vậy, cú sập của FTX sẽ là câu chuyện được đem ra để giáo dục cho user mới trong thời gian tới để đa dạng tài sản sang DEX nếu muốn bám theo thị trường Crypto lâu dài. 1 các hữu hiệu để giáo dục là thông qua nỗi sợ và điều này sẽ thúc đẩy thị trường DeFi mạnh mẽ hơn thời gian tới. Vụ việc của FTX sẽ là vết sẹo lâu lành, tương tự như thủ tục phá sản của MT.GOX.
– Việc Binance đang list các dự án như MAGIC, HFT hay Launchpad HOOK đang có thấy sự kỳ vọng vào mảng SocialFi trong thời gian gần sắp tới. Sử dụng NFT làm sự kết nối cho thị trường truyền thống tham gia vào Web3 đang giúp Crypto hướng tới Mass Adoption hơn. Xu hướng chính trong năm 2023 sẽ có SocialFi và những thứ liên quan.
– NFT đang đóng vai trò quan trọng trong việc Mass Adoption Crypto. 2023 sẽ có những bước đi tiếp theo, mạnh mẽ hơn của NFT và chắc chắn nhu cầu chơi NFT sẽ còn mạnh mẽ hơn trong 2023 khi nhiều trend và dự án sẽ cố gắng tiếp cận với NFT để tạo ra nhiều User hơn.
– Stablecoin War vẫn sẽ nóng trong năm 2023, nhất là khi thị trường chứng kiến sự sụp đổ của UST và việc “thiết quân luật” của các chính phủ. Vấn đề lớn nhất của sự kiện UST/Luna là tính thời điểm và tính ứng dụng. Ở thời điểm Terra tung ra cơ chế của UST, nhiều KOLs Quốc Tế đã phân tích đầy đủ nhiều điểm nổi bật và rất nhiều nhà đầu tư tham khảo từ nguồn này đã tin tưởng theo, đến cả chính những người trong HST Terra cũng tin tưởng. Thậm chí, nhiều HST khác thấy được tiềm năng và đã ra mắt stablecoin của riêng mình như USDN (WAVES), USN (NEAR) hay USDD (Tron). Tuy nhiên, việc bảo chứng neo giá UST bằng 1 tài sản biến động khác cho thấy 1 rủi ro cực lớn đi kèm với tín hiệu xấu từ kinh tế vĩ mô. Mặc dù gặp phải rủi ro có thể bị depeg, stablecoin thuật toán vẫn là miếng bánh không HST hay Protocol lớn nào muốn bỏ qua, vấn đề chỉ nằm ở cơ chế vận hành. Cardano, AAVE hay Curve đã công bố kế hoạch ra mắt stablecoin cho riêng mình vào năm 2023. Bên cạnh đó, phân khúc stablecoin được các chuyên gia dự đoán sẽ còn bùng nổ mạnh mẽ khi nhiều quốc gia rơi vào tình trạng lạm phát khó kiểm soát và vô hình chung lượng user mới, đông đảo sẽ xuất hiện từ đây. Việc sử dụng stablecoin gián tiếp giáo dục user hiểu về tầm quan trọng và dần sẽ tham gia vào thị trường Crypto cũng như sử dụng các Dapp có trong HST.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *